Chia Sẻ Khám Phá Nổi bật

Khủng hoảng kinh tế

Written by Đào Quang Trung

    Những bí mật về khủng hoảng kinh tế, nắm bắt ngay để không rơi vào dòng xoáy khủng hoảng

Khủng hoảng kinh tế là vấn đề đang được các nhà đầu tư trên toàn thế giới quan tâm. Cụ thể là trong thời điểm khủng hoảng kinh tế, người dân thì có thể sa vào vỡ nợ / phá sản nếu như không tỉnh táo.

Vậy về bản chất khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân nào gây ra các cuộc khủng hoảng trong nền kinh tế liệu những gì bạn vẫn đọc hay được dạy về khủng hoảng kinh tế là tất cả sự thật. Mình nghĩ là không đâu bởi có những bí mật được giấu kín về khủng hoảng kinh tế mà có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi theo dõi bài viết này đấy ! 

Theo học thuyết kinh tế chính trị của mác-lênin: Khủng hoảng kinh tế là tình trạng suy thoái đột ngột của nền kinh tế, hiện tượng suy thoái này thường diễn biến trầm trọng và có xu hướng kéo dài. Trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế các chỉ số như tổng sản phẩm quốc nội có xu hướng giảm. Đồng thời thị trường bất động sản và chứng khoán cũng giảm sâu. Các khoản thanh toán rơi vào cạn kiệt. 

Hiện nay có không ít chuyên gia về tài chính và kinh tế đang đặt nghi vấn về những bí mật được giấu kín về khủng hoảng kinh tế và người che giấu những bí mật này khả năng lớn chính là nước Mỹ và liên quan rất lớn đến việc mỗi lần cục dự trữ liên bang Mỹ FED điều chỉnh lãi suất kinh tế thế giới lại rung động quay trở lại quá khứ một chút vào năm 2016, có giai đoạn chỉ trong 10 ngày 2.500 tỷ đô la đã bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu, riêng chứng khoán Trung Quốc là 1800 tỷ đô la.

Các sự thật hiển nhiên được thừa nhận là sự thật:

Sự thật thứ nhất:

Toàn bộ hệ thống kinh tế của chúng ta dựa trên nợ : Không có nợ, có rất ít hoạt động kinh tế xảy ra. Chúng ta cần vay tiền để mua nhà, vay tiền mua ô tô và cần thẻ tín dụng để mua sắm trong ngày lễ.

Sự thật thứ hai:

Vậy thì tất cả nợ nần đến từ đâu? Nó đến từ các ngân hàng, các ngân hàng in các tờ tiền giấy ra để chúng ta vay nợ làm ăn kinh doanh mà trong thuật ngữ của ngành ngân hàng được gọi là giấy bạc ngân hàng (bank note). Các bạn có thể nói rằng các ngân hàng lấy tiền từ người này cho người khác vay.

Nhưng sự thật là sau khi chế độ bản vị vàng – chế độ mà người dân có thể đem những tờ tiền giấy đến hệ thống ngân hàng để đổi lấy số vàng và bạc tương ứng – được ghi bị loại bỏ theo cam kết tại hiệp định Bretton Woods vào năm 1971, thì gần như tất cả các đồng tiền trên hành tinh này đang bị kiểm soát bởi hệ thống ngân hàng Trung ương.

Nếu các bạn mang một tờ tiền không do ngân hàng Trung ương in ra đem đi thanh toán, thì các bạn phạm tội in tiền giả và phải đi tù. Không có hành động in tiền giấy của hệ thống ngân hàng thì không hề có bất cứ Đồng tiền nào trong lưu thông 

Sự thật thứ ba:

Chính sách phát triển kinh tế mà các nước thực hiện được rao giảng hàng ngày trên phương tiện truyền thông và trong các trường học là in tiền hạ lãi suất cho vay xuống để người dân dễ dàng vay tiền kinh doanh làm ăn.

Chuyên gia kinh tế Geoffrey đưa ra con số cụ thể hơn khi đề cập đến việc lượng đô la đang lưu chuyển trên thế giới không lý giải được nguồn gốc cụ thể để lên tới 200.000 tỷ đô la. Dĩ nhiên không có chuyện tiền được bơm miễn phí cho người dân mà người dân phải trả một khoản lãi suất được cho là chi phí hợp lý của việc đi vay tiền. 

=> Chúng ta đã nhắc đến ba sự thật hiển nhiên và bây giờ với ba sự thật hiển nhiên này chúng ta sẽ đến với nghịch lý vĩ đại của hệ thống ngân hàng: Lãi suất.

=> Để nắm bắt được nghịch lý vĩ đại này chúng ta hãy đến với quá trình lưu thông của một tờ giấy bạc ngân hàng trong nền kinh tế tổng thể. 

Quá trình lưu thông của tờ giấy bạc ngân hàng trong nền kinh tế tổng thể

Bước 1: Giả dụ người dân đến ngân hàng vay một lượng tiền là 10 tỷ đô la chẳng hạn. Ngân hàng in ra một lượng giấy bạc ngân hàng là 10 tỷ đô cho người dân vay với lãi suất 5%, và người dân được Yêu cầu hoàn trả cả gốc lẫn lãi Trong một khoảng thời gian nhất định.

Bước 2: Người dân mang 10 tỷ đô giấy nợ ngân hàng đem vào lưu thông, trao đổi, mua bán hàng hóa. Những tờ giấy nợ ngân hàng hiện đang đi vào lưu thông chuyển từ người đi vay ban đầu sang người khác: như trả lương cho lao động, để đổi lấy nguyên vật liệu, như thuế,…  vòng đi vòng lại qua hết tay người này rồi đến người khác nhưng 10 tỷ đô giấy nợ ngân hàng (banknote) vẫn là một khoản nợ mà người dân mắc nợ ngân hàng Trung ương với lãi suất 5%. 

Bước 3: Đến ngày trả nợ cả khoản tiền gốc 10 tỷ đô và khoản tiền lãi 10 tỷ đô x 5%  bằng 500 triệu đô. Câu hỏi đặt ra là hệ thống ngân hàng chỉ in ra 10 tỷ đô giấy nợ ngân hàng thì Người dân lấy đâu ra khoản tiền 500 triệu đô để trả nợ ngân hàng. 

Chỉ có 2 cách để người dân trả nợ một là họ đem vàng và bạc thật hoặc những tờ tiền giấy nợ ngân hàng (banknote) mà trước đây có thể đem đến ngân hàng Trung ương đổi lấy vàng và bạc thật tương ứng để trả nợ. Nhưng thực tế ngày nay không ai mang vàng và bạc thật đi trả nợ ngân hàng nữa.

Câu trả lời đó là cách thứ hai phải có một người nào đó vay 500 triệu đô la từ hệ thống ngân hàng Trung ương với lãi suất 5% để kinh doanh làm ăn. Sau đó qua quá trình giao dịch mua bán đưa cho những người vay 10 tỷ đô la khoản tiền 500 triệu đô la để trả nợ.

Thực tế thì sẽ có nhiều người đến vay ngân hàng Trung ương với các số tiền khác nhau và có thể nhiều hơn 500 triệu nhưng phải luôn có ai đó đến vay ngân hàng thì các khoản trả nợ lãi suất mới được thanh toán. Và đó chính là bản chất của hệ thống ngân hàng Trung ương không hề có đủ số tiền để tất toán toàn bộ các khoản nợ và người dân phải mắc những món nợ mới để trả những món nợ cũ. Tạo ra một quá trình nợ tái nợ, nợ chồng nợ không có điểm dừng. 

Đến đây chắc các bạn đã hiểu nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Đó là nằm ở cơ chế vận hành gồm hai chính sách kế tiếp nhau “nới lỏng” và “siết chặt” tạo thành một vòng khâu bắt đầu từ việc in tiền và kết thúc bằng cuộc khủng hoảng tài chính.

Bước 1 hạ lãi suất : Với lý do kích thích nền kinh tế phát triển, các ngân hàng Trung ương hạ lãi suất cho vay, in tiền để người dân vay nợ kinh doanh làm ăn. Mọi người hồ hởi vay tiền giá rẻ để mua bán mà quên đi gánh nặng phải trả nợ.  Các giao dịch được thực hiện liên tục, nhu cầu mua bán cao hơn bình thường do lượng tiền dư thừa được tung ra làm giá cả hàng hóa tăng lên. Điều mà chúng ta hay gọi là lạm phát gây ra trạng thái bong bóng kinh tế

Bước 2 nâng lãi suất Khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bong bóng : Với lý do kiềm chế lạm phát ngân hàng Trung ương thực hiện các biện pháp hút đồng tiền trong lưu thông về và nâng cao lãi suất. Các bạn nhớ rằng, bản chất là không hề có đủ tiền để tất toán toàn bộ các khoản nợ và người dân phải mắc nợ những món nợ mới để trả những món nợ cũ. Khi đó nếu lượng tiền mặt bị thiếu hụt và chi phí đi vay lãi suất ở mức cao thì việc vỡ nợ và phá sản là đương nhiên. 

Vậy ai được hưởng lợi trong quá trình này?  Chính là các ngân hàng, vì trong điều kiện các khoản vay nếu người vay không trả được nợ anh ta phải thế chấp bằng một tài sản thật. Nhưng điều đáng buồn là việc anh ta không biết rằng việc vỡ nợ của anh ta là không hề tránh khỏi. Rốt cuộc người chịu thiệt ở đây luôn là người dân khi phải suôn sẻ tài sản cho các ông chủ nhà ngân hàng.

Tôi đảm bảo với các bạn không có bất kỳ nhà kinh tế học hay giảng viên kinh tế nói về bản chất này với dân chúng và các sinh viên, các giáo trình kinh tế hay các học thuyết chỉ giúp mọi người củng cố niềm tin hơn và hệ thống kinh tế này như một dạng tẩy não có hệ thống. 

Nhưng đây mới là thông tin rất đặc biệt mà tôi muốn nhắn gửi với các bạn đó chính là cục dự trữ liên bang Mỹ FED không phải là sở hữu của chính phủ Hoa Kỳ, FED đóng vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ bản vị vàng trên thế giới và nó thuộc sở hữu tư nhân. FED gồm 12 ngân hàng FED khu vực và mỗi ngân hàng đều thuộc sở hữu tư nhân. 

Khi cả thế giới hỏi tại sao Mỹ lại sử dụng một tổ hợp ngân hàng tư nhân để in tiền thì lý do được dùng để biện minh là Chính phủ không đủ khôn ngoan và nếu Chính phủ được phép in tiền họ sẽ tạo ra quá nhiều và gây bất ổn cho thị trường. Do đó FED sẽ gồm nhiều bên sở hữu để có thể kiểm tra chéo nhau trong việc in tiền.

Xem thêm bài viết: QUỴT TIỀN LƯƠNG Ở ÚC VISA 462 VÀ VIỆC LÀM DÀNH CHO DU HỌC SINH

About the author

Đào Quang Trung

Đào Quang Trung đã có 11 năm kinh nghiệm kinh doanh lĩnh vực trung tâm tiếng Anh và hơn 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học và định cư Anh, Mỹ, Úc, Canada và Singapore. Với nhiều năm kinh doanh cũng như học tập phát triển bản thân. Anh ấy hiểu rằng một đứa trẻ đi học cần có một lộ trình thật rõ ràng nhằm tiết giảm thời gian đầu tư và thời gian của gia đình vì vậy việc kết hợp giữa tiếng Anh và Du học định cư là một trong những lộ trình tuyệt vời để có một tương lai tốt đẹp cho thế hệ trẻ em thời đại ngày nay. Đào Quang Trung cũng hiểu rằng: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau” vì vậy anh ấy trao đi giá trị bằng cách hướng dẫn và huấn luyện các chủ trung tâm, các đơn vị kinh doanh về giáo dục nhằm giúp họ kinh doanh tốt hơn trong lĩnh vực giáo dục, hỗ trợ họ tức là giúp đỡ được cho thật nhiều trẻ em có môi trường học tốt hơn.

Kết nối với Đào Quang Trung :

Blog: https://daoquangtrung.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/quangtrungduhoc/

Leave a Comment