Số tiền mà người Việt Nam bỏ ra để cho con em mình đi du học nước ngoài là trên dưới 3 tỷ đô la Mỹ một năm. 3 tỷ đô la Mỹ tức là hơn khoảng 70.000 tỷ đồng, một số tiền rất lớn mà phụ huynh sẵn sàng chi ra để mong con cái có cơ hội được học tập và trải nghiệm tốt hơn, từ đó tạo ra cơ hội việc làm và cuộc sống tương lai tốt hơn.

Trên thực tế, có rất nhiều người đi du học đã có việc làm và cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, cũng có những học sinh gặp trở ngại ngay trong quá trình đi du học, đặc biệt là khi kiến thức, kỹ năng và tài chính không được chuẩn bị kỹ. Không chỉ đắt đỏ về chi phí du học, mà còn có nhiều áp lực khác như cần phải làm thêm để bù đắp chi phí, điều này cần được tính toán kỹ lưỡng vì có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập. Lý do tại sao việc đi du học lại đặt đỏ như vậy? nhưng vẫn có nhiều người sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn như thế để có thể cho con em mình đi. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay cùng Đào Quang nhé!

Vậy điều gì khiến cho việc du học đắt đỏ như vậy ?

Thứ chúng ta phải kể đến đầu tiên đó chính là Học phí. Đây là một trong những chi phí lớn nhất khi đi du học. Ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Úc, học phí thường rất cao, thậm chí có thể lên đến hàng trăm nghìn đô la mỗi năm. Thậm chí ở các trường đại học hàng đầu, học phí còn cao hơn nhiều. Và đây chỉ là một phần nhỏ của tổng chi phí, không tính đến các chi phí khác như ăn ở, sách vở, và sinh hoạt hàng ngày.

Nỗi lo tài chính khi đi du học


+  Việc đi du học không chỉ đòi hỏi sự chuẩn bị thật chắc về mặt tài chính mà còn đòi hỏi các bậc phụ huynh cũng như con em mình sự quản lý tài chính thông minh. Mặc dù có thể tốn nhiều tiền, nhưng nhiều người vẫn coi đây là một đầu tư đáng giá vào tương lai của mình và của con em.

=> Điều này chứng minh 1 điều rằng: Việc du học chỉ dành cho những người giàu. Một trong những lý do chính của quan điểm này Đào Quang Trung đã nêu ra phía trên. Đó chính là “chi phí học phí”. Các trường đại học và các chương trình đào tạo ở nước ngoài thường có học phí cực kỳ cao và không phải ai cũng có khả năng chi trả.

Ví dụ về 1 bạn du học sinh
Với một bạn hiện tại đang học lớp 12, đăng ký vào 10 trường khác nhau để đi du học tại Úc. Tuy đã có năm trường đã gửi thông báo về việc cấp học bổng, nhưng số tiền phải đóng vẫn rất lớn. Mỗi năm, các bạn ấy vẫn sẽ phải đóng hơn 19.000 đô la Mỹ, tức là khoảng hơn 400 triệu đồng để có thể đi học tại đây.

Du học Úc và nỗi lo tài chính

Do đó chúng ta có thể thấy được, để có thể vào được những trường có chất lượng giáo dục tốt thì sẽ tương đương với việc học phí sẽ nâng cao lên xứng với ngôi trường đó. Dẫn đến việc, Người giàu thường có lợi thế trong việc có được tài chính để trả cho học phí cao và chi phí sinh hoạt, trong khi những người thu nhập thấp thường phải đối mặt với khó khăn trong việc truy cứu các nguồn tài trợ.

Họ có thể chọn học tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới, nơi có chất lượng giảng dạy cao cấp và cơ hội mạng lưới rộng lớn. Trong khi đó, những người thu nhập thấp thường phải chấp nhận với các lựa chọn ít hấp dẫn hơn hoặc thậm chí không thể tiếp cận giáo dục đại học nước ngoài.

Quan điểm du học chỉ dành cho người giàu cũng đồng nghĩa với việc tạo ra một sự bất bình đẳng trong xã hội. Người giàu có thể tận dụng các cơ hội giáo dục tốt nhất để thăng tiến trong sự nghiệp và tạo ra một mạng lưới quan hệ quý báu, trong khi những người thu nhập thấp thường bị hạn chế trong việc phát triển tiềm năng của mình.

Điều này trực tiếp dẫn đến việc, Trong quá trình học tập ở nước ngoài, nhiều học sinh cũng phải làm thêm để trang trải chi phí. Các bạn học sinh của Trung đi du học ở Australia, đã phải làm việc ngoài giờ học để có thêm thu nhập. Tuy nhiên, việc làm thêm cũng có thể gây áp lực lớn và ảnh hưởng đến việc học của sinh viên.

Du học sinh làm thêm ngoài giờ

Việc học tại nước ngoài đòi hỏi học sinh phải sẵn sàng đối mặt với những thách thức đặc biệt, Điều này khiến cho một vài người không thể tiếp tục quá trình du học của mình nữa vì chi phí quá cao, và đã quay về Việt Nam học một ngành khác với kỳ vọng tạo ra cơ hội việc làm tốt hơn. Tuy nhiên, việc này cũng đồng nghĩa với việc mất đi một khoản đầu tư lớn mà gia đình đã chi trả.

Mặc dù có những khó khăn, nhưng việc học tập ở nước ngoài cũng mang lại những trải nghiệm và kiến thức quý báu. Ngoài ra, số lượng sinh viên quốc tế đến Việt Nam cũng đang tăng, thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học tại đất nước này.

Du học sinh Việt Nam tại Úc

Dù có vẻ như việc du học dành cho người giàu là sự thực không thể thay đổi, nhưng thực tế là du học cũng có thể dành cho những người có tài chính kém nếu họ có niềm đam mê và quyết tâm. 

Để mà nói thì hiện tại cũng có Nhiều tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức học bổng và cả chính phủ có các chính sách hỗ trợ du học cho những sinh viên có thu nhập thấp. Các học bổng này có thể bao gồm học phí, chi phí sinh hoạt và thậm chí là vé máy bay. Việc tìm kiếm và nộp đơn cho các học bổng này có thể mở ra cánh cửa cho những người có tài chính kém.

Ngoài ra thì Một số sinh viên có thể làm việc phụ để kiếm thêm tiền để trang trải chi phí du học. 

Cùng với đó chúng ta có thể lựa chọn Một số quốc gia có chi phí sinh hoạt và học phí thấp hơn so với những nơi khác. Nếu sinh viên có tài chính hạn chế, họ có thể xem xét việc du học tại các quốc gia như Đức, Phần Lan hoặc Thụy Điển, nơi học phí thường không quá cao và cơ hội nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ hoặc các tổ chức là khá cao.

Và Lựa chọn các chương trình học phù hợp, Có nhiều loại hình chương trình học khác nhau, từ đào tạo chuyên sâu đến các chương trình học tập ngắn hạn. Việc lựa chọn chương trình học phù hợp với khả năng tài chính của mình có thể giúp sinh viên tiết kiệm chi phí.

Tuy vậy thì Trong giai đoạn gần đây, theo thống kê, có hơn 155 cơ sở giáo dục ở Việt Nam đã tiếp nhận hơn 50.000 sinh viên quốc tế từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam, nhờ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực đa dạng. Vậy tại sao chúng ta vẫn cứ phải đi ra nước ngoài để du học?

Tuy nhiên, để thu hút thêm được nhiều học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế, hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đòi hỏi sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, cũng như cải thiện cơ sở vật chất và đảm bảo điều kiện học tập cho sinh viên.

Trong tương lai, việc phát triển các ngành học mới và tăng cường hợp tác quốc tế sẽ giúp giáo dục đại học ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và thu hút được nhiều sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe.”

Vậy bạn nghĩ sao về những ý kiến trên. Liệu đi du học hay học tại Việt Nam sẽ tốt hơn, Liệu du học chỉ dành cho những người giàu khá giả hay dành cho những người không có điều kiện.

* Link youtube:https://www.youtube.com/@daoquangtrung
* Link website: https://daoquangtrung.com/

“Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết này. Hy vọng bạn đã tìm thấy thông tin hữu ích. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ với những người khác và đừng quên ghé thăm trang website và kênh youtube thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin mới!