Bạn có bao giờ nghĩ Thụy Sĩ là thiên đường sống? Nhiều người cho rằng Thụy Sĩ là một thiên đường với cảnh đẹp, chất lượng sống cao, và sự giàu có. Nhưng không phải ai cũng biết đến những điều vô cùng tệ hại mà người nước ngoài có thể gặp phải khi sống tại đây. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ về Top 5 cái tệ về đất nước Thụy Sĩ mà không phải ai cũng biết.  Nếu bạn đang cân nhắc đến đây, hãy đọc ngay bài viết này để biết sự thật phũ phàng mà bạn phải đối mặt và sau khi đọc hết bài này.

Khó khăn về mặt ngôn ngữ tại Thụy Sĩ

Một trong những điều khiến nhiều người không hài lòng khi đến Thụy Sĩ là chính sách nhập cư không có nhiều hỗ trợ, đặc biệt là về mặt ngôn ngữ. Khi bạn mới đến, việc thích nghi với ngôn ngữ địa phương là một thách thức lớn.
Ví dụ: Nếu bạn đến khu vực nói tiếng Đức, bạn sẽ phải học tiếng Đức để có thể hòa nhập vào cuộc sống và làm việc. Tuy nhiên, việc học ngôn ngữ này không hề dễ dàng, đặc biệt khi bạn không quen biết ai để hỗ trợ và hỏi han.

Khó khăn khi nhập cư vào Thụy Sĩ

Một trong những khó khăn lớn khi nhập cư vào Thụy Sĩ là visa kết hôn và chính sách bảo lãnh. Khác với nhiều quốc gia khác, Thụy Sĩ áp dụng quy trình xin visa kết hôn vô cùng chặt chẽ. Bạn không thể đơn giản đến Thụy Sĩ theo dạng du lịch hoặc thăm thân rồi ở lại để làm thủ tục kết hôn. Thay vào đó, bạn phải nộp hồ sơ xin visa kết hôn từ Việt Nam hoặc quốc gia mà bạn đang sinh sống. Điều này không chỉ làm chậm quá trình mà còn gây thêm áp lực trong việc chuẩn bị giấy tờ.

Visa kết hôn tại Thụy Sĩ

Không chỉ vậy, chính sách bảo lãnh người thân tại Thụy Sĩ cũng vô cùng hạn chế. Khác với Mỹ hay Đức, Thụy Sĩ không cho phép bảo lãnh cha mẹ sang định cư lâu dài. Cha mẹ chỉ có thể sang thăm trong khoảng thời gian rất ngắn, tối đa là 3 tháng, và mỗi năm chỉ được đi thăm tối đa hai lần. Điều này gây không ít khó khăn cho những gia đình có người thân muốn được gần gũi, chăm sóc cha mẹ già.

Khó khăn về thị trường việc làm

Tthị trường việc làm bị hạn chế nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn không biết ngôn ngữ bản địa. Ở Thụy Sĩ, ngoài tiếng Anh, có ba ngôn ngữ chính: tiếng Đức, tiếng Pháp, và tiếng Ý, và việc làm tại mỗi khu vực đều yêu cầu bạn thành thạo ít nhất một trong những ngôn ngữ này.

Ví dụ, tại các khu vực nói tiếng Đức, bạn cần phải có trình độ tiếng Đức ít nhất từ B2 trở lên để có cơ hội xin việc. Điều này không chỉ áp dụng cho các công việc liên quan đến giao tiếp với khách hàng như marketing, bán hàng, mà thậm chí các công việc văn phòng thông thường cũng yêu cầu trình độ ngôn ngữ khá cao.

Trình độ tiếng Đức B2

Mặc dù lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) có phần dễ thở hơn khi bạn chỉ cần biết tiếng Anh, nhưng các ngành khác gần như bắt buộc phải thành thạo tiếng địa phương. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, bạn còn cần biết nhiều ngôn ngữ cùng lúc, ví dụ như tiếng Đức kèm theo tiếng Pháp hoặc Ý, tùy thuộc vào khu vực bạn sinh sống.

Điều này khiến cho thị trường việc làm tại Thụy Sĩ trở thành một bài toán khó cho dân nhập cư, đặc biệt là những ai chưa thành thạo ngôn ngữ. Dù Thụy Sĩ có nền kinh tế phát triển và nhiều cơ hội, nhưng nếu không đáp ứng được yêu cầu về ngôn ngữ, việc tìm kiếm công việc phù hợp là một thách thức không nhỏ.

Mặc dù Thụy Sĩ nổi tiếng với mức lương cao và chất lượng sống tốt, nhưng chi phí sinh hoạt ở đây vô cùng đắt đỏ, tạo ra nhiều áp lực cho người dân, đặc biệt là các gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình. Mọi thứ từ tiền thuê nhà, thực phẩm, dịch vụ y tế cho đến giao thông đều ở mức giá cao, khiến việc tiết kiệm cho những nhu cầu khác như du lịch hay đầu tư cho tương lai trở nên vô cùng khó khăn

Vì vậy, dù lương ở Thụy Sĩ có vẻ hấp dẫn, nhưng sự cân bằng giữa thu nhập và chi phí không phải lúc nào cũng đảm bảo một cuộc sống thoải mái cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những gia đình đang cố gắng xoay sở với các khoản chi tiêu lớn hàng ngày.

Khó khăn về cơ hội học tập và việc làm

Việc học tập và làm việc cho sinh viên quốc tế tại Thụy Sĩ cũng gặp nhiều hạn chế. Dù Thụy Sĩ nổi tiếng với các ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, nhưng sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên quốc tế buộc phải trở về nước hoặc tìm cơ hội việc làm ở quốc gia khác, bởi chính sách visa không cho phép các công ty bảo lãnh sinh viên trong các lĩnh vực này. Để ở lại Thụy Sĩ, một số sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ, lựa chọn kết hôn. Tuy nhiên, ngay cả khi kết hôn, việc tìm một công việc trái ngành và được công ty bảo lãnh cũng là thách thức lớn, khiến con đường định cư và ổn định cuộc sống tại Thụy Sĩ trở nên rất khó khăn đối với nhiều người. 

Nghe có vẻ lạ đúng không cả nhà? Nhưng thực tế, sống ở Thụy Sĩ không phải lúc nào cũng tuyệt vời như ta tưởng.

Vậy nên, dù Thụy Sĩ có thể là điểm đến lý tưởng với sự bình yên và cảnh sắc tuyệt đẹp, tuy nhiên thì nếu bạn là người trẻ, đầy nhiệt huyết và muốn tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Thụy Sĩ mang lại một môi trường sống an lành, nhưng đôi khi sự bình yên đó lại trở thành rào cản cho những người đang tìm kiếm thử thách và sự năng động. Trước khi quyết định đến đây, hãy suy nghĩ thật kỹ về những gì bạn mong đợi từ cuộc sống và sự nghiệp của mình bởi vì ở đâu cũng sẽ có những khó khăn riêng .

* Link youtube:https://www.youtube.com/@daoquangtrung
* Link website: https://daoquangtrung.com/

“Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết này. Hy vọng bạn đã tìm thấy thông tin hữu ích. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ với những người khác và đừng quên ghé thăm trang website và kênh youtube thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin mới!