XKLD trong thời gian gần đây, một số tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã sử dụng công nghệ để lừa đảo người lao động trên môi trường mạng. Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng. Lừa đảo xuất khẩu lao động trên môi trường mạng là một vấn đề nghiêm trọng và có ảnh hưởng đáng kể đến sự tin tưởng của người lao động trong việc tìm kiếm cơ hội làm việc ở nước ngoài.
1. Bản chất và hình thức lừa đảo XKLD
Bạn cần nhìn nhận rõ bản chất và các hình thức lừa đảo XKLD qua không gian mạng. Các hoạt động lừa đảo này thường diễn ra thông qua các trang web, diễn đàn, mạng xã hội hoặc qua các tin nhắn, email. Bằng cách tạo ra những thông điệp lôi kéo và hấp dẫn, những kẻ lừa đảo thường hứa hẹn cho người lao động cơ hội việc làm ổn định, thu nhập cao hơn so với thực tế. Họ có thể giả mạo thông tin của các công ty, cơ quan chính phủ hoặc sử dụng các phương tiện giao tiếp ảo để làm cho nạn nhân tin tưởng và rơi vào bẫy của họ.
Các website này được xây dựng chuyên nghiệp, đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường như: Nhật Bản, Đài Loan , Hàn Quốc, Singapore, NewZealand và Đức …Sau khi người lao động đăng ký số điện thoại sẽ được tư vấn viên giới thiệu qua các doanh nghiệp khác mà phần lớn là doanh nghiệp không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ông Nguyễn Như Tuấn, Cục Quản lý lao động ngoài nước, đã chia sẻ: “Tình trạng này đang có dấu hiệu gia tăng. Các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã tận dụng các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Zalo để lan truyền thông tin liên quan đến việc tuyển dụng lao động. Điều đáng lưu ý là thông tin trên các trang web này thường được thiết kế rất giống với các trang web chính thức của các doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”.
Để gây dựng lòng tin của người lao động, các tổ chức và cá nhân không liên quan đến việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tiếp tục phổ biến các thông tin về hoạt động của họ. Họ thường đăng tải hình ảnh về quá trình đưa tiễn lao động tại sân bay, cuộc sống hàng ngày của họ ở nước ngoài, cũng như hình ảnh với visa và các giấy tờ liên quan đã được cấp, nhằm xây dựng uy tín với người lao động.
Khi người lao động chuyển tiền, các tài khoản này thường cung cấp bản chụp phiếu biên nhận, căn cước công dân và hợp đồng có đóng dấu của Công ty để tạo sự tin tưởng. Tuy nhiên, đến thời điểm xuất cảnh, nếu người lao động liên hệ, các tài khoản và số điện thoại này thường sẽ bị khóa hoặc chặn liên lạc.
Không chỉ dừng lại ở đó , Khi người lao động do ở xa hoặc qua giới thiệu nên tin tưởng và cũng không đến trực tiếp công ty để xác minh thông tin và trực tiếp ký hợp đồng, mà chỉ liên hệ, trao đổi và làm việc thông qua mạng xã hội và số điện thoại. Trường hợp này dẫn đến việc nhiều người lao động bị lừa đảo, thậm chí phải nộp số tiền lớn cho các cá nhân, tổ chức không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Vậy để không xảy ra những sự việc tiền mất tật mang thì Đào Quang Trung hi vọng mọi người :
1. Tìm kiếm doanh nghiệp hợp pháp về XKLD
Đầu tiên và quan trọng nhất, trước khi dấn thân vào việc tìm kiếm công việc ở nước ngoài, hãy đảm bảo rằng bạn tiếp cận thông tin thông qua các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Giấy phép này không chỉ là minh chứng cho sự hợp pháp của hoạt động của họ mà còn là một dấu hiệu của sự tin cậy và chất lượng.
2. Dành thời gian nghiên cứu
Thứ hai, trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, hãy dành thời gian để nghiên cứu kỹ về các doanh nghiệp mà bạn đang xem xét. Khám phá về lịch sử hoạt động, phản hồi từ người lao động trước đó, và điều kiện làm việc mà họ đề xuất. Đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp và yêu cầu cung cấp thêm thông tin nếu cần.
3. Không tin lời mời chào
Thứ ba, hãy giữ đầu óc tỉnh táo và không tin tưởng mù quáng vào các thông tin mời chào trên các website, trang Facebook, Zalo không chính thống. Rất nhiều trường hợp lừa đảo đã sử dụng các phương tiện truyền thông này để đánh lừa người lao động. Hãy luôn kiểm tra và xác minh nguồn gốc của thông tin trước khi quyết định tiếp tục.
4. Không giao dịch và liên hệ tổ chức cá nhân
Cuối cùng, tuyệt đối không giao dịch và liên hệ với các tổ chức cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Điều này giúp bạn tránh xa khỏi các cạm bẫy lừa đảo và tập trung vào việc tìm kiếm cơ hội thực sự và bền vững.
* Link youtube:https://www.youtube.com/@daoquangtrung
* Link website: https://daoquangtrung.com/
“Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết này. Hy vọng bạn đã tìm thấy thông tin hữu ích. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ với những người khác và đừng quên ghé thăm trang website và kênh youtube thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin mới!”