Chi phí sinh hoạt của du học sinh Úc có đắt đỏ không?
Chi phí sinh hoạt bên Úc như thế nào? Liệu đi làm thêm ở Úc có đủ tiền để sống không? Đối với những bạn đang tìm hiểu về du học Úc thì đây là những câu hỏi mà các bạn băn khoăn nhiều nhất. Vì vấn đề tài chính là vấn đề lớn và đau đầu đối với những bạn có ước mơ đi du học nhưng điều kiện tài chính chưa cho phép.
Chính vì vậy, để giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên thì trong bài viết này mình sẽ chia sẻ những thông tin về chi phí sinh hoạt và việc đi làm thêm tại Úc cho các bạn. Hy vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích giúp anh chị và các bạn có thể lên kế hoạch đi du học Úc tốt nhất! Hãy theo dõi hết bài viết này nhé!
1. Chi phí sinh hoạt khi du học Úc 1 năm hết bao nhiêu tiền?
Úc là một quốc gia lớn phát triển với cơ sở hạ tầng khang trang và hiện đại. Các chi phí sinh hoạt tại đây khá “mắc” và “đắt đỏ”.
Tuy nhiên nếu biết lựa chọn thành phố để sinh sống thì bạn cũng có thể tiết kiệm được một khoản kha khá tiền.
Càng gần trung tâm thành phố, tổng chi phí đi du học Úc sẽ càng lớn.
Một số chi phí sinh hoạt tại Úc thiết yếu mà bạn cần phải trả:
1.1 Tiền thuê nhà ở
Bạn có thể lựa chọn: ở ký túc xá, thuê ở chung với các
Đa số các ký túc xá đều nằm sát trường, thuận tiện cho việc đi lại và học tập của bạn. Mỗi phòng ký túc xá ở Úc sẽ có khoảng 2 – 4 người ở. gia đình bản xứ Úc hoặc thuê nhà riêng.
* Phí thuê ký túc xá:
Tùy dạng phòng và tùy dịch vụ đi kèm. Đây chính là loại hình nhà ở tiết kiệm chi phí nhất cho du học sinh quốc tế.
Trong phòng có đầy đủ các nội thất cơ bản như giường, tủ, bàn ghế,… Có thể đây chính là lựa chọn tuyệt vời nhất cho những bạn du học sinh mới bắt đầu xa nhà.
Chi phí ước tính: 90 AUD – 150 AUD/tuần
* Ở chung với gia đình bản xứ Úc:
Ở chung với người bản xứ bạn có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của mình.
Nhà trường sẽ hỗ trợ bạn danh sách những người bản xứ sẵn lòng cho bạn ở cùng gia đình họ.
Chi phí ước tính: 100 AUD – 270 AUD/tuần.
* Thuê nhà riêng:
Sinh viên có thể tự tìm kiếm thuê nhà riêng ở chung tại một khu trọ hoặc homestay.
Tại đây bạn sẽ sử dụng chung không gian phòng cũng như tiện ích sinh hoạt.
Khi tìm kiếm nhà ở dạng này, bạn nên chú ý hỏi kỹ nội thất trong căn phòng. Nếu không bạn sẽ phải mất thêm một khoản tiền mua sắm nội thất.
Chi phí ước tính: 65 – 375 AUD/tuần.
1.2 Tiền đi lại
Chi phí đi lại đối với mỗi bạn du học sinh là khác nhau, tuy nhiên bạn nên tối ưu tiết kiệm chi phí nhất có thể bằng cách tận dụng các chương trình giảm giá. Bạn có thể hỏi thăm phòng sinh viên của trường để được biết cách đăng ký làm các loại thẻ giảm giá.
Đi lại (giao thông công cộng)* :$15 – $35/tuần
1.3 Chi phí mua sắm, ăn uống, giải trí
Để tiết kiệm chi phí ăn uống, bạn nên tự đi mua sắm và tự nấu ăn tại nhà. Việc ăn ngoài sẽ tiêu tốn khá nhiều tiền bạc trong tháng. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều đáng lưu ý nhất. Khoản chi tiêu khác cần cân nhắc kỹ lưỡng nhất chính là mua sắm và giải trí. Các hoạt động ấy có thể tiêu tốn đến hàng trăm AUD/tuần.
- Ăn uống: $80 – $280/tuần
- Gas, điện: $35 – $140/tuần
- Điện thoại, Internet: $20 – $55/tuần
- Giải trí/vui chơi: $80 – $150/tuần
- Sách giáo khoa, tiền in ấn hoặc photo tài liệu, đồ dùng học tập 500 AUD/kỳ
2. Đi làm thêm ở Úc có đủ tiền sống không?
Một số cv bạn có thể làm tại Úc: thực tập sinh, gia sư, làm tại farm, phục vụ, thu ngân, nhân viên làm đẹp,… Sinh viên chỉ được làm tối đa 20 giờ/tuần.
Mức lương làm thêm theo quy định của Úc tối thiểu là 21.38 AUD/giờ từ tháng 7 năm ngoái nhưng năm nay mới tăng lên 23,23 AUD/giờ. Đây là lương cơ bản được đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của sinh viên quốc tế. Nếu nhận việc với mức lương thấp hơn thì bạn đã làm trái quy định cũng như đánh mất quyền lợi của mình.
Nếu bạn chăm chỉ có thể kiếm được 1400- 2000 AUD/ tháng, tùy vào công việc bạn làm. Khoản tiền này cũng có thể đủ cho bạn chi trả sinh hoạt phí tại Úc, nếu bạn là người giỏi tính toán, biết chi tiêu thì mình tin là sẽ đủ, bạn có thể vừa học vừa tự trang trải cuộc sống của mình bên Úc.
3. Những điều bạn cần lưu ý thêm
Nên xin giấy phép làm việc hợp pháp
Sinh viên nước ngoài chỉ được đi làm 20 giờ trở xuống trong thời gian đi học (và toàn thời gian trong kỳ nghỉ). Muốn đi làm, bạn cần phải xin giấy phép làm việc (working permit) tại cơ quan Di trú (DMIA). Tại đây bạn cũng phải tiến hành đăng ký Mã số Thuế (Tax File Number).
Đối với những ai ở Úc hơn 6 tháng, bạn sẽ được miễn thuế 6.000 AUD đầu tiên của lương đi làm, như những công dân Úc khác. Lưu ý là các nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ đang chờ đánh giá luận án thì có thể đi làm không giới hạn thời gian như sinh viên còn đang đi học.
Kỹ năng tiếng Anh đặc biệt quan trọng
Kỹ năng nói tiếng Anh tốt có thể sẽ giúp bạn kiếm được việc làm một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là cho những công việc yêu cầu giao tiếp và đối đáp với khách hàng như phục vụ nhà hàng. Nói tốt tiếng Anh, bạn có thể thử xin việc khảo sát thị trường qua điện thoại hay khảo sát ngoài trời. Chưa kể thù lao của công việc này khá cao so với mặt bằng hiện tại (20 AUD/giờ).
Trên đây là một số thông tin về chi phí sinh hoạt và việc đi làm thêm tại Úc dành cho các bạn du học sinh. Hy vọng bạn sẽ hữu ích cho bạn! Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về định cư Úc, hãy đặt các câu hỏi dưới phần comment để tôi có thể giải đáp cho bạn nhé!

Đào Quang Trung đã có 11 năm kinh nghiệm kinh doanh lĩnh vực trung tâm tiếng Anh và hơn 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học và định cư Anh, Mỹ, Úc, Canada và Singapore. Với nhiều năm kinh doanh cũng như học tập phát triển bản thân. Anh ấy hiểu rằng một đứa trẻ đi học cần có một lộ trình thật rõ ràng nhằm tiết giảm thời gian đầu tư và thời gian của gia đình vì vậy việc kết hợp giữa tiếng Anh và Du học định cư là một trong những lộ trình tuyệt vời để có một tương lai tốt đẹp cho thế hệ trẻ em thời đại ngày nay. Đào Quang Trung cũng hiểu rằng: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau” vì vậy anh ấy trao đi giá trị bằng cách hướng dẫn và huấn luyện các chủ trung tâm, các đơn vị kinh doanh về giáo dục nhằm giúp họ kinh doanh tốt hơn trong lĩnh vực giáo dục, hỗ trợ họ tức là giúp đỡ được cho thật nhiều trẻ em có môi trường học tốt hơn.
Kết nối với Đào Quang Trung :
Blog: https://daoquangtrung.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/quangtrungduhoc/