Chia Sẻ Khám Phá

Định cư Úc

Định cư úc diện hôn nhân ((Visa 820)

Trong năm tài chính 2022-2023, Chính phủ Úc dự kiến cấp 40.500 suất visa định cư Úc diện kết hôn. Không chỉ cho phép người nước ngoài thực hiện các thủ tục kết hôn và đoàn tụ để sinh sống cùng bạn đời của mình, visa hôn nhân cũng được coi là cánh cửa dễ dàng để tiến tới định cư lâu dài ở Úc. Vậy nên hãy nếu bạn có ý định định cư Úc, tham khảo bài dưới đây của Đào Quang Trung để biết thêm thông tin về visa 820 nhé!

1. Visa 820 Úc là gì?

Visa 820 là một loại thị thực hôn nhân diện tạm trú. Với visa này, công dân Úc hoặc New Zealand đủ điều kiện có thể bảo lãnh vợ/chồng của mình đến Úc sinh sống.

Ngoài ra, nhiều người còn thường nhắc tới visa 801 hay visa 801/820. Thực chất visa 801 Úc cũng là thị thực hôn nhân, nhưng là giai đoạn hai của visa 820, cho phép người được bảo lãnh ở lại Úc với tư cách là thường trú nhân.

Cutler Bay, Florida - Travel Guide to Destination Around The World

2. Quyền lợi khi sở hữu visa 820 Úc

  • Được đi lại, ra vào nước Úc tự do
  • Có thể học tập (nhưng không được nhận trợ cấp của Chính phủ) và làm việc tại Úc trong thời gian chờ cấp visa thường trú 801
  • Hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe của chính phủ Úc (medicare) và một số lợi ích bảo hiểm xã hội
  • Được tham gia vào chương trình học tiếng Anh 510 giờ miễn phí
  • Được dẫn theo người đi kèm nếu đáp ứng đủ điều kiện

3. Điều kiện xin visa Úc 820

Điều kiện chung

  • Cuộc hôn nhân hợp pháp theo quy định của Úc
  • Hai người chung sống cùng nhau
  • Mối quan hệ vợ/chồng hoặc sống như vợ/chồng đã kéo dài ít nhất 12 tháng và phải tiếp tục sau này
  • Không từng bị hủy hoặc từ chối visa Úc
  • Đáp ứng các điều kiện về sức khỏe và sơ yếu lý lịch
  • Đương đơn và các thành viên trong gia đình không có nợ với Chính phủ Úc

Người bảo lãnh

  • Là thường trú nhân hoặc công dân Úc hoặc
  • Là công dân New Zealand

Người được bảo lãnh

  • Ít nhất từ 18 trở lên
  • Bắt buộc đang ở trong nước Úc vào thời điểm nộp hồ sơ

4. Phí xin visa 820 Úc

Lệ phí visa hôn nhân 820 tùy thuộc vào việc đương đơn đã có visa đính hôn 300 Úc hay chưa. Cụ thể như sau:

Dành cho người được bảo lãnh

  • Chưa có visa đính hôn 300: nộp 8.085 AUD
  • Đã có visa đính hôn 300: nộp 1.350 AUD

Dành cho người đi kèm

  • Nếu chưa có visa 300: Trên 18 tuổi: 4.045 AUD và dưới 18 tuổi: 2.025 AUD
  • Đã có visa 300 trước đó: Trên 18 tuổi: 675 AUD và dưới 18 tuổi: 335 AUD

Ngoài ra, người xin cấp visa cũng cần chuẩn bị một số loại phí khác như: kiểm tra sức khỏe, làm lý lịch tư pháp, sinh trắc học,…dao động khoảng 300 AUD/người.

VISA DIỆN HÔN NHÂN – ĐỊNH CƯ ÚC - VIÊT NAM

5. Thời gian xử lý visa hôn nhân 820 Úc

Thời gian xét duyệt visa 820 nằm trong khoảng từ 26 – 39 tháng. Trong đó, bạn nên tính thêm thời gian chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và khám sức khỏe, lấy sinh trắc học để lên kế hoạch làm thủ tục kịp thời.

Lưu ý: nếu bạn đã sang và đang lưu trú ở Úc với visa 300 diện đính hôn, thì bạn cần nộp hồ sơ visa 820 trước khi visa 300 hết hạn, để tiếp tục ở lại đây.

6. Hồ sơ làm visa 820 Úc

Giấy tờ tùy thân

  • Hộ chiếu gốc còn hiệu lực từ 6 tháng
  • Các hộ chiếu cũ (nếu có)
  • 01 ảnh thẻ kích thước 4 x 6 cm nền trắng, chụp không quá 6 tháng
  • Giấy khai sinh
  • Căn cước công dân do cơ quan Việt Nam cấp
  • Sổ hộ khẩu tại Việt Nam (tất cả các trang có thông tin)

Giấy tờ lý lịch cá nhân

  • Phiếu lý lịch tư pháp quốc gia (National Police Certificate) do cảnh sát Úc cấp 
  • Hồ sơ nghĩa vụ quân sự hoặc giấy xuất ngũ (nếu từng phục vụ trong lực lượng quân đội của bất kỳ quốc gia nào)

Giấy tờ về mối quan hệ

  • Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc bằng chứng đã sống chung (nếu chưa kết hôn)
  • Bản tường trình về quá trình quen biết và kết đôi của hai người
  • Bằng chứng về việc hai người chia sẻ về tài chính: hóa đơn sinh hoạt, thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng,…
  • Bằng chứng cho thấy cam kết hướng tới mối quan hệ lâu dài của hai người
  • Bằng chứng cho thấy những người khác có biết về mối quan hệ này

PERNIKAHAN KRISTEN ~ ARSIP KHOTBAH ANEKA TEMA

7. Quy trình xin cấp visa 820 Úc

Bước 1: Tìm hiểu điều kiện cần đáp ứng để xin cấp visa 820 và xác định hồ sơ của mình có đạt yêu cầu hay không.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn xin visa 820 và 801 online trên website https://immi.homeaffairs.gov.au/

Bước 3: Nhận kết quả visa 820 tạm trú. Sau khi được cấp visa 820, bạn sẽ được tiếp tục xét visa thường trú 801 với 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp bạn được cấp thị thực thường trú 801 ngay sau khi có visa 801, bạn sẽ không cần phải làm thêm gì nữa

Trường hợp bạn chưa được cấp thị thực 801 ngay sau đó để định cư tại Úc, bạn cần thực hiện bước 4

Bước 4: Sau 2 năm kể từ khi được cấp visa 820 và 1 tháng trước khi hết hạn visa, bạn cần bổ sung hồ sơ để xin thị thực thường trú. Các bước vẫn được thực hiện qua website https://immi.homeaffairs.gov.au/.

Bước 5: Nhận kết quả visa 801 (thị thực thường trú) và định cư tại Úc.

Trên đây là những thông tin về Visa 820, hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích tới bạn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì, hãy đặt các câu hỏi dưới phần comment để Đào Quang Trung có thể giải đáp cho bạn nhé!

About the author

Đào Quang Trung

Đào Quang Trung đã có 11 năm kinh nghiệm kinh doanh lĩnh vực trung tâm tiếng Anh và hơn 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học và định cư Anh, Mỹ, Úc, Canada và Singapore. Với nhiều năm kinh doanh cũng như học tập phát triển bản thân. Anh ấy hiểu rằng một đứa trẻ đi học cần có một lộ trình thật rõ ràng nhằm tiết giảm thời gian đầu tư và thời gian của gia đình vì vậy việc kết hợp giữa tiếng Anh và Du học định cư là một trong những lộ trình tuyệt vời để có một tương lai tốt đẹp cho thế hệ trẻ em thời đại ngày nay. Đào Quang Trung cũng hiểu rằng: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau” vì vậy anh ấy trao đi giá trị bằng cách hướng dẫn và huấn luyện các chủ trung tâm, các đơn vị kinh doanh về giáo dục nhằm giúp họ kinh doanh tốt hơn trong lĩnh vực giáo dục, hỗ trợ họ tức là giúp đỡ được cho thật nhiều trẻ em có môi trường học tốt hơn.

Kết nối với Đào Quang Trung :

Blog: https://daoquangtrung.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/quangtrungduhoc/

Leave a Comment